watch sexy videos at nza-vids!
Home WAP 3G Forum
Có nhiều bà muốn gây mỹ cảm, tiêu cả
một gia tài để đắp vào thân những
nhung cùng vóc, đeo vào mình những
vàng cùng ngọc, mà hỡi ơi, quên hẳn
cái bộ mặt của mình đi, bắt nó mang
những nét chua ngoa và ích kỷ. Họ
quên rằng đối với đàn ông, nét mặt nụ
cười quan trọng hơn tơ lụa khoác lên
mình. (Nhân tiện, xin nhắc bạn, ví như
bà nhà đòi may một cái áo nhung, thì
xin chớ trả lời bà bằng câu đó nhé!).
Charles Schwab mà trên kia tôi đã kể
chuyện, nói rằng nụ cười của ông ta
đáng giá một triệu đồng. Số đó còn
dưới sự thực, vì tất cả sự thành công lạ
lùng của ông đều nhờ tâm tính ông,
duyên kín của ông. Mà chính nụ cười
quyến rũ của ông lại là khả năng khả
ái nhất.
Một buổi tối, tôi được tiếp Maurice
Chevalier, danh ca của thế giới. Thú
thực là tôi thất vọng. Tôi không ngờ
ông ủ rũ, lầm lỳ như vậy, khác hẳn với
trí tôi tưởng tượng. Nhưng, bỗng
nhiên, ông ta mỉm cười. Rõ ràng là
một tia nắng xuyên qua mây mù.
Không có nụ cười đó, Maurice
Chevalier có lẽ còn đóng bàn ghế ở
Paris như ông thân và anh em ông.
Mỉm cười với ai, tức như nói với người
đó: "Tôi mến ông... Được gặp ông, tôi
vui vẻ lắm... tôi sung sướng lắm...".
Lẽ cố nhiên, nụ cười đó phải chân thật,
tự đáy lòng phát ra mới quyến rũ, uỷ
lại được người, còn thử nụ cười nhích
mép nở ngoài môi, như do một bộ
máy phát ra, không lừa được ai hết,
chỉ làm cho người ta ghét thôi. Ông chỉ
huy nhân viên một cửa hàng lớn ở
Nữu Ước nói rằng ông ưa mướn một
cô bán hàng học lực sơ đẳng mà nụ
cười có duyên hơn là một cô cử nhân
văn chương mà mặt lạnh như băng.
Tại sao ta thương loài chó? Tại chúng
tung tăng, vui mừng đón rước ta, làm
cho ta vui lòng khi thấy chúng.
Nếu không thấy hứng thú khi làm một
việc thì không thể làm nên việc đó.
Đã từng có người bắt tay vào việc làm
với một lòng hoan hỉ vô biên và vì vậy
mà thành công. Nhưng lâu dần quen
nghề, lòng hoan hỉ tiêu tan. Người đó
chỉ còn làm đủ bổn phận thôi. Rồi tới
chán nản. Rồi tới thất bại.
Trong xã giao cũng vậy. Phải hoan hỉ
giao du với người thì mới mong người
hứng thú giao du với mình.
Tôi đã khuyên cả ngàn thương gia như
vầy:
"Các ông luôn trong một tuần lễ, lúc
nào cũng mỉm cười, gặp ai cũng mỉm
cười... rồi các ông lại đây cho tôi biết
kết quả ra sao".
Thì đây kết quả như vầy:
Ông Steinhardt viết thư cho tôi kể:
"Tôi có vợ 18 năm rồi, và trong thời
gian đó ít khi tôi mỉm cười với nhà tôi.
Từ sáng dậy tới khi đi làm, tôi ít khi nói
với nhà tôi quá 12 tiếng. Trong châu
thành Nữu ước này, tôi vào hạng
người càu nhàu khó chịu nhất.
Nghe lời ông khuyên, tôi thí nghiệm
"tuần lễ mỉm cười" và ngay sáng hôm
sau, khi rửa mặt, ngó trong gương, tôi
tự nhủ phải bỏ cái bộ mặt đưa ma đó
đi và quyết chí mỉm cười.
Khi ngồi bàn ăn sáng, tôi hớn hở chào
nhà tôi. Nhà tôi ngạc nhiên vô cùng.
Tôi giữ luôn như vậy trong hai tháng
nay và đã tìm thấy được nhiều hạnh
phúc trong gia đình tôi, hơn cả một
năm vừa qua.
Bây giờ, gặp người coi thang máy,
người giữ cửa, người bán giấy xe, gặp
ai tôi cũng chào hoặc mỉm cười. Tôi
không chỉ trích ai, chê ai hết, tôi
khuyến khích và khen ngợi. Tôi không
nói chuyện tôi cho người khác nghe
nữa và ráng hiểu những nỗi lòng của
người khác. Tôi biến thành một người
mới, sung sướng, có lòng từ thiện và
được mọi người thương. Hỏi còn có
phần thưởng nào quý hơn nữa
không?".
Xin bạn nhớ rằng người viết bức thư
đó làm trọng mãi (mua bán chứng
khoán) ở thị trường chứng khoán Nữu
Ước một nghề khó tới nỗi 100 người
thì có 99 người thất bại.
Franklin Bettger, một biện sư khéo léo
nhất trong nghề bảo hiểm nói với tôi:
"Từ lâu, tôi đã hiểu rằng với nụ cười, đi
đâu ta cũng được tiếp đón niềm nở
hết. Cho nên trước khi vô nhà một
thân chủ nào, tôi dừng lại một chút,
nghĩ tới tất cả những sung sướng mà
trời đã cho tôi. ý nghĩ đó tự nhiên làm
nở nụ cười trên môi tôi... và tôi gõ cửa,
tươi tỉnh như đóa hoa. Một phần lớn,
nhờ có thuật đó mà tôi thành công".
Là vì, giáo sư William James nói: "Hành
động cơ hồ theo sau tư tưởng, nhưng
sự thực thì cả hai đồng thời phát động.
Dùng nghị lực để điều khiển hành
động tức là điều khiển những tình cảm
một cách gián tiếp...".
Vậy khi mất cái vui rồi, muốn kiếm nó
lại thì không cách nào bằng hành
động như nó đã trở về với ta rồi...
Hạnh phúc của ta không do ngoại vật
đem tới mà tự tâm ta phát khởi. Hai
người cùng ở một chỗ, cùng làm một
nghề, gia sản ngang nhau, địa vị trong
xã hội bằng nhau mà một người
sướng, một người khổ, là vì đâu? Vì
tâm trạng họ khác nhau. Trong số
người làm công Trung Hoa, vất vả dưới
ánh nắng thiêu người, đổi chén mồ
hôi lấy 7 xu mỗi ngày, tôi đã từng thấy
nhiều nét mặt vui tươi, như trên mặt
các phú ông ở Nữu Ước.
Shakespeare (một thi hào nước Anh)
nói: "Không có chi tốt mà cũng chẳng
có chi xấu; xấu tốt đều do tưởng tượng
mà ra cả".
Abraham Lincoln nghiệm rằng phần
nhiều người ta biết an phận mà được
sung sướng. Ông nói có lý và tôi đã có
dịp nhận rõ sự thực đó:
Một hôm tôi gặp ở Nữu Ước 30 đứa
nhỏ tàn tật, chống gậy hay nạng, lết
bết leo lên những bực của một nhà ga
lớn. Có đứa phải cõng mới lên nổi. Tôi
ngạc nhiên nghe chúng vui cười giòn
giã. Một người coi sóc chúng giảng cho
tôi: "Khi một em đó hiểu rằng mình sẽ
tàn tật suốt đời, thì mới đầu như rụng
rời, rồi bình tĩnh lại, cam lòng với định
mạng, rồi cảm thấy sung sướng hơn
những đứa trẻ mạnh".
Tôi kính phục những em nhỏ đó. Các
em đã cho tôi một bài học mà tôi sẽ
ghi nhớ suốt đời.
Xin các bạn đọc - và nhớ thi hành, vì
đọc suông không có kết quả - những
lời khuyên chí lý sau này của giáo sư
Elbert Hubbard:
"ở nhà ra, bạn ngửng đầu lên, đưa
cằm ra; hít đầy phổi không khí và ánh
sáng mặt trời; mỉm cười với mọi người
và thân ái siết tay người quen biết.
Đừng mất thì giờ nghĩ tới kẻ thù của
bạn. Ráng vạch rõ trong đầu mục đích
bạn muốn đạt và thẳng tiến tới lý
tưởng đó. Một khi bạn đã định kỹ
những hành vi đẹp đẽ, cao cả, bạn
muốn làm thì tự nhiên ngày tháng sẽ
đưa cơ hội thuận tiện tới lần lần cho
bạn thực hiện được ý bạn...".
Bạn hãy in sâu vào óc hình dung nhân
vật có tài năng, trung tin và hữu ích
mà bạn muốn trở nên rồi mỗi giờ trôi
qua, sức tưởng tượng sẽ lần lần thay
đổi bạn cho tới khi thành hẳn nhân vật
đó...
Mãnh lực của tư tưởng thật tối cao.
Bạn hãy nuôi lấy một tâm trạng quân
tử: can đảm, trung chính và vui vẻ. Vì
tư tưởng đẹp thì hành vi rất đẹp. Đã
ham muốn tất cả phải thành công và
lời cầu nguyện nào chân thành cũng
được chuẩn hứa. Lý tưởng ủ ấp trong
lòng sẽ cấu tạo nên những hành vi
hợp với lý tưởng. Ngửng đầu lên, bạn,
vì nếu trong mỗi cái kén có một con
bướm chưa nở, thì trong tâm mỗi ta có
một điểm phật, chỉ đợi dịp phát huy.
Người Trung Hoa thiệt khôn. Câu
phương ngôn này của họ phải được
dán trong nón chúng ta đội: "Người
nào không biết mỉm cười, đừng nên
mở tiệm". Và khi bàn tới điều kiện mở
tiệm, ông Fletcher đã phát ra những tư
tưởng này:
Giá trị của nụ cười:
1- Một nụ cười chẳng mất vốn, mà lợi
thật nhiều.
2- Một nụ cười không làm nghèo người
phát nó nhưng làm giàu người nhận
nó.
3- Một nụ cười chỉ nở trong khoảnh
khắc, nhưng có khi làm cho ta nhớ tới
suốt đời.
4- Kẻ phú quí tới bực nào mà không
có nó thì cũng vẫn còn nghèo; còn kẻ
nghèo hèn tới đâu, mà sẵn có nó thì
vẫn còn cái vốn vô tận.
5- Nụ cười gây hạnh phúc trong gia
đình, nó là nguồn gốc những hảo ý
trong thương nghiệp và là dấu hiệu
của tình bè bạn.
6- Nó bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, nó là
hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng,
là nắng xuân cho kẻ buồn rầu, và là
thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để
chữa lo âu.
7- Nụ cười không thể mua được,
không thể xin như khất thực được,
không mượn được mà cũng không thể
ăn cắp được. Vì ta khư khư giữ nó thì
nó chẳng có giá trị gì, nhưng nếu ta
dùng nó một cách hào phóng thì giá
trị nó vô cùng.
8- Cho nên khi bạn gặp một người mệt
nhọc, không còn sức tươi cười với bạn
được, thì bạn hãy mỉm cười với người
đó đi. Vì người nào không còn lấy một
nụ cười để tặng kẻ khác, người đó cần
nhận một nụ cười hơn ai hết...
Vậy nếu bạn muốn được thương mến,
xin nhớ quy tắc thứ hai này:
"Giữ nụ cười trên môi"
© 2012 WapTảiVN, Inc.
All rights reserved